TRƯỜNG HỌC CƠ SỞ PHỔ AN THAM GIA HỘI THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 VỚI CHỦ ĐỀ “ EM YÊU LÀN ĐIỆU SẮC BÙA”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Mỗi một nơi trên đất nước Việt Nam lại có một làn điệu dân ca riêng. Người Nghệ Tĩnh yêu điệu ví dặm quê mình, người xứ Kinh Bắc lại chuộng hát dân ca quan họ, người Nam Bộ lại lênh đênh trên chiếc xuồng  mà ngân nga vài ba câu vọng cổ. Người Quảng Ngãi lại tự hào với hát sắc bùa – một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Trước năm 1975, ở Quảng Ngãi tục hát sắc bùa khác phổ biến ở một số làng xã ven biển của các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Hiện nay nghệ thuật hát Sắc bùa ngày càng rơi vào quên lãng, chỉ lưu truyền ở một số xã Đức Phong (Mộ Đức) và Phổ An (Đức Phổ). Chính vì vậy người Phổ An (Đức Phổ) tự hào với làn điệu sắc bùa được gọi là “món ăn” tinh thần của mình, theo các nhà nghiên cứu thì có thể khẳng định rằng tục hát sắc bùa ở hai làng An Thổ và An Thạch của xã Phổ An (Đức Phổ) là còn khá nguyên vẹn từ hệ thống làn điệu đến hình thức diễn xướng và độc đáo hơn cả. So với nhiều địa phương ven biển khác, hát sắc bùa ở Phổ An còn khá nguyên vẹn về hệ thống làn điệu cũng như trình tự diễn xướng.

Tuy nhiên, hiện nay bởi dẫu còn tình yêu say đắm, còn bài bản lời ca, nhưng lớp người hát giỏi vẫn chưa thể kiếm tìm ra “hậu nhân” để truyền lại, gìn giữ loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này!

          Hiện nay nhiều bạn học sinh trường THCS Phổ An và một bộ phận người dân trên địa bàn xã Phổ An, Phổ Quang (Thị xã Đức Phổ); Đức Phong (Mộ Đức)  luôn chạy theo thời thượng như yêu thích các thể loại nhạc mới, theo “idol” của riêng mình như Rap, V-Pop,…người dân thì lại thích hát những thể loại yêu thích như trữ tình, bolero,…Điều đó cũng dễ hiểu bởi nhu cầu thị hiếu và  món ăn tinh thần của mỗi người. Người lớn không biết, không quan tâm đến Sắc bùa thì con em mình không biết cũng là lẽ đương nhiên. Chính vì vậy văn hóa nghệ thuật dân gian này dần rơi vào quên lãng.

           

Hình.Tiết mục dự thi giao lưu hát múa“ Sắc bùa” của thôn Hội An 1.

         Hai bạn Nguyễn Mậu Xuân Kiều và Phạm Ngọc Bảo Hân học sinh lớp 8C Trường THCS Phổ An vừa thực hiện đề tài khoa học hành vi “ Giữ gìn và phát huy bản sắc nghệ thuật hát Sắc bùa Phổ An trong cộng đồng địa phương Quảng Ngãi”. Kiều và Hân đã quan sát tìm hiểu những nhận thức, hiểu biết về nghệ thuật hát Săc bùa,  sau đó đưa ra khảo sát dành cho các bạn học sinh trong nhà trường và một bộ phận người dân trên địa bàn xã Phổ An, Phổ Quang (Thị xã Đức Phổ); Đức Phong (Mộ Đức) từ đó hai em  đã đề xuất những giải pháp để góp phần giải quyết vấn đề trên.

Hình. Khảo sát, phát phiếu điều tra học sinh Trung học cơ sở và một bộ phận người dân sống trên địa bàn xã Phổ An.

Kết quả khảo sát chỉ có hơn 10% số bạn và một bộ phận người dân hiểu biết về nghệ thuật hát Săc bùa, còn lại khoản gần 90% hiểu ít và không biết về nghệ thuật văn hóa Sắc bùa.

Sau khi thực hiện những giải pháp mà hai bạn đưa ra thì có hơn 86% các bạn và một bộ phận người dân hiểu biết nhiều và có hiểu biết; chỉ còn khoản gần 14 % các bạn và một bộ phận người dân ở mức độ hiểu biết ít và chưa hiểu biết.

Hình ảnh : Các bạn học sinh trong Câu lạc bộ “Em yêu làn điệu Sắc bùa”  biểu diễn nhân ngày 20/11/2020.

      hông phải là dự án nghiên cứu khoa học đồ sộ nhưng sự quan sát tinh tế cùng sự yêu mến nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc này, hai bạn học sinh Nguyễn Mậu Xuân Kiều và Phạm Ngọc Bảo Hân đang góp phần vào việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật văn hóa hát Sắc bùa Phổ An trong cộng đồng địa phương Quảng Ngãi.

       Một số hình ảnh liên quan

   

Hình, Học sinh THCS Phổ An trong buổi hoạt động trải nghiệm, đến nhà nghệ nhân Trần Biểu nghe nói chuyện hát múa sắc bùa.

 

 

Hình. Tiết chào cờ than thiện lồng ghép hát múa Săc bùa.

Hình. Tiết dạy Âm nhạc lồng ghép hát Sắc bùa hát sắc bùa.

 

Hình. Luyện tập trước khi dự thi giao lưu hát múa“ Sắc bùa” của thôn An Thổ.

Tác giả bài viết: Giáo viên Duy Tùng